Trước đây, tôi từng có ý định thi vào ngành Sư phạm nhưng do “sợ khó, sợ khổ, sợ chẳng dạy nên hồn” và nhiều yếu tố khác nên cuối cùng quyết định thi vào Kinh tế (niềm yêu thích thứ hai). Tôi viết truyện ngắn này với một mong ước là phản ánh một phần chính con người mình và tôn vinh những người thầy của tôi – những người đã từng bất chấp khó khăn đem tri thức ra vùng đảo.
---------
Thoáng chốc mà tôi đã rời xa chốn thị thành ồn ào náo nhiệt. Buổi đầu tiên đặt chân lên đảo, tôi nhận thấy con người ở đây sao chất phác, hiền hòa quá! Có lẽ nếu tôi không gặp người ấy và không được biết câu chuyện của người ấy thì tôi vẫn giữ những cảm xúc tức tối, căm giận. Mọi người có thể coi tôi là kẻ ích kỷ, lãnh đạo sở sẽ nổi giận và khiển trách tôi khi biết suy nghĩ của tôi. May sao bây giờ những suy nghĩ tầm thường, hèn kém, lệch lạc không còn bám riết lấy trí óc và tạo nên cho tôi những cảm xúc khó chịu. Thay vào đó, tôi cảm nhận được nhiệm vụ mới của mình thật cao đẹp và vinh quang. Tôi với tay lấy cuốn nhật kí vừa ghi chép tỉ mỉ theo thói quen, vừa nhớ lại chuyến đi ra đảo của mình.
Mới cách đây một tuần khi nhận được quyết định điều đi công tác ở vùng biên cương hải đảo, tuy ngoài mặt tôi cũng cười vui vẻ với những bạn đồng nghiệp. Nhưng quả thực trong bụng tôi vô cùng mất mãn. Lúc đó, tôi cho rằng một người là sinh viên sư phạm từng tốt nghiệp loại xuất sắc nhất như tôi phải được công tác ở một trường lớn trong thành phố. Khi cầm quyết định ấy, cơ thể tôi nóng ran, có những lúc tôi định mở tung cánh cửa phòng lãnh đạo mà trình bày, mà tranh luận về tương lai của một giáo viên giỏi sẽ bị mài mòn, lãng quên ở nơi “khỉ ho cò gáy”. Nhưng chỉ vài giây sau, tôi lại tự an ủi bản thân theo đúng những gì người ta vẫn rao giảng rằng: mình có cơ hội phục vụ đồng bào vùng sâu, dạy dỗ những trẻ em thích làm rẫy hơn đi học. Chắc cái lí lẽ tốt đẹp “vì nhân dân quên mình” tôi chưa thấu hiểu thực sự vào lúc đó. Màtôi cho rằng kiểu lập luận, lý lẽ trên là cũ rích, là sáo rỗng trong thời đại kinh tế thị trường đang làm xã hội thay đổi từng ngày. Những lý lẽ rõ ràng, dễ hiểu và chắc như thép bám lấy trí óc tôi như con đỉa đang hút máu người: tôi đã bỏ công sức ra học tập miệt mài, không ngừng nâng cao chuyên môn tại sao tôi không được chọn lựa nơi có lương cao, có nhiều cơ hội thăng tiến. Rồi càng nghĩ đến những điều đó, tôi càng bực tức vì tưởng tượng ra những sinh viên đồng khoá với tôi (chỉ tốt nghiệp loại khá hoặc trung bình) do chạy chọt, đút lót hay nhờ ô dù mà ở lại các trường điểm. Tôi luôn không muốn vấp lại vết xe đổ của bố tôi. Ông đã từng theo nghề dạy học ở vùng sâu hơn chục năm với đồng lương thấp. Thấy vợ con đói khổ, ông xin chuyển đến dạy ở thành phố để có nguồn thu nhập từ đi làm ngoài. Lãnh đạo của mấy trường đã hứa nhận ông về làm việc nhưng họ cứ lần khần sang cả mấy năm chắc vì con cháu chưa đủ chỗ làm sao nhận người ngoài. Bố tôi phẫn chí bỏ nghề giáo vốn là nghề yêu thích nhất của đời mình sang làm kinh tế vì mong mỏi con trai ông được theo đuổi đúng những gì nó muốn. Thế nhưng có lẽ do trái ngành hoặc vì cái tính thật thà của ông mà giờ đây ông cũng chỉ tạo dựng được một gia đình thuộc diện thu nhập trung bình. Nên tôi muốn khi ra trường mình sẽ làm cuộc sống bố mẹ đỡ vất vả hơn. Ấy thế mà tôi lại chẳng làm được. Cho đến tận bây giờ khi đã hiểu ra con đường mình đi rất có ý nghĩa, bố mẹ tôi sẽ thông cảm cho tôi nhưng tôi luôn cảm thấy áy náy vì cuộc sống của bố mẹ. Và tôi luôn tự hỏi mai sau khi đã có gia đình, trước cảnh vợ con khổ cực tôi có nản chí từ bỏ con đường mình đã chọn như bố tôi không?
Chính bản thân tôi cũng thắc mắc câu chuyện của người ấy kể lại cho tôi trên chuyến tàu ra đảo có gì đặc biệt mà khiến tôi thay đổi những suy nghĩ lệch lạc về việc phải ra đảo dạy học. Trước đó, tôi luôn cho rằng việc thay đổi các quan niệm của một người cần một thời gian dài và phải “mưa lâu thấm dần”. Nhưng tôi có lẽ là trường hợp hi hữu chăng hoặc vì tôi là người theo nghiệp gõ đầu trẻ nên sự học tập những lối sống đẹp dễ dàng hơn. Cuối cùng, tôi kết luận rằng câu chuyện bình dị của người ấy tuy không có nhiều điểm giống với cuộc đời tôi nhưng nó cho thấy rõ: con người luôn dễ mắc những sai lầm nhưng quan trọng là anh có đứng dậy và tìm lối đi đúng không.
“ ... Tàu đã khởi hành được một giờ. Cảnh biển thật đẹp. Mặt nước óng ánh như được dát vàng. mặt trời kiêu hãnh từ từ ẩn mình xuống làn nước mát rượi của biển. Vâng, tôi là một người yêu thiên nhiên vì vậy tôi gác lại mọi suy nghĩ về chuyến đi công tác ra đảo hay nỗi bực tức, ghen tỵ với người khác mà thả hồn vào thiên nhiên. Nhiều vị khách như tôi cũng đứng boong tàu để ngắm cảnh. Nhưng tôi thấy chú ý nhất là một người phụ nữ tóc búi cao, tuổi hơn ba mươi, đứng ở mũi tàu một cách lặng lẽ cùng với một đứa trẻ chừng năm hay sáu tuổi rất hiếu động.
Xem cảnh chán, tôi chúi mũi vào mấy chương cuối của cuốn sách toán cao cấp mua từ hồi chưa tốt nghiệp. Màn đêm buông xuống thật nhanh tựa như có ai đưa cái mùng khổng lồ có lủng mấy chỗ che mất bầu trời. Đã nửa dêm rồi, thật khó ngủ. Có lẽ ai xa nhà cũng có cảm giác như tôi, đặc biệt là lần đầu đi biển kể từ đêm hôm ấy. Đêm ấy, trời mưa to dữ dội. Gió gào rít. Con tàu chở hơn một trăm hành khách có tôi và mẹ tôi trở về sau chuyến thăm họ hàng ngoài đảo chòng chành tựa hồ như có một bàn tay khổng lồ muốn lật úp con tàu. Vài giờ sau, con tàu bị lôi vào tâm cơn bão nhiệt đới. Những con sóng cao bằng toà nhà ba tầng nhấn chìm con tàu. Tôi và mẹ cũng như mọi hành khách phải mặc áo phao và cố bơi để giữ lấy mạng sống nhỏ nhoi trước thiên nhiên vĩ đại. Một lúc khá lâu sau đó, khi tôi chỉ còn cảm nhận được những giọng nói trầm từ loa, tiếng hỗn độn của gió, sóng biển, cánh quạt trực thăng và sự ấm áp của khăn bông tôi mới biết mình đã được cứu. Chiếc trực thăng đã vượt qua những cơn gió kinh hồn để bay đến tìm và cứu được chúng tôi...
Tôi bước lên boong tàu để hóng gió. Tuy nhiên trời khá lặng gió và không có trăng nhưng rất nhiều sao. Tôi vẫn thấy người phụ nữ ngồi ở mũi tàu, tay chị đang cầm một ly cà phê bốc khói; mắt nhìn về phía xa xăm của trời và biển vốn chìm trong ánh sáng bạc của sao. Lòng tôi tự nhiên cảm thấy nao nao muốn cùng ai đó tâm sự. Tôi tiến lại phía người phụ nữ:
- Chào chị – Tôi chào một cách thận trọng. Tôi nghĩ nếu chị tỏ ý không muốn nói chuyện thì tôi sẽ về phòng cố gắng đánh một giấc đến sáng.
- Ờ, xin chào. Cậu chắc ra ngoài đảo công tác?
Giọng chị rất trong. Tôi nhận thấy khuôn mặt chị trông rất ưa nhìn nếu không muốn nói là rất đẹp ở tuổi ba mươi.
- Vâng. Chị cũng đi công tác à?
- Không. Tôi định chuyến này ra đảo ở luôn.
Thế rồi những câu nói xã giao tiếp đó khiến cho con người ta cảm thấy thân thiết hơn, gần gũi hơn nhất là khi anh đang thiếu một người bạn để nói chuyện trong chuyến đi dài.
- À, sao chị lại chuyển ra ngoài đảo sống? Em nghe nói điều kiện ngoài ấy không tốt.
- Ồ! Đó là một câu chuyện dài, cậu có phiền khi nghe nó không? Tôi đang có hứng nói chuyện, cậu ạ.
- Không phiền đâu. Chị cứ kể – Tôi vui vẻ trả lời ngay.
Chị uống một ngụm cà phê rồi chậm rãi kể câu chuyện mà tôi đang háo hức muốn nghe:
- Tôi có rất nhiều sai lầm trong cuộc đời mình nhưng tôi đã tìm thấy được lối đi đúng đắn của cuộc đời mình. Chẳng biết tôi nên bắt đầu từ đâu cho cậu hiểu, có lẽ là nên bắt đầu vào năm thứ tư khi tôi học đại học y dược. Cậu biết đấy thường thì vào năm thứ tư, người ta đa phần đều có cặp, có đôi. Tôi lại là con gái tỉnh lẻ đi học ở thành phố trong lòng luôn cảm thấy trống vắng, cô đơn. Không, tôi không nên viện cớ này nọ cho sai lầm của mình. Quả thật tất cả do tính đua đòi của tôi mà ra. Hồi ấy, tôi có quen vài đứa bạn thân. Trong một lần đi dự sinh nhật của chúng nó, bọn nó giới thiệu với tôi một anh khá đẹp trai tên là Tâm đã tốt nghiệp và đi làm. Tôi vừa thích, vừa ngại ngùng, cả bữa tiệc mà mặt tôi cứ đỏ bừng xấu hổ do đám bạn cứ trêu. Tôi thiêt nghĩ có một người bạn trai chẳng có gì là xấu khi còn hai năm nữa là ra trường. Chỉ trong vòng mấy tháng, tôi như lột xác từ một cô gái chỉ chúi mũi vào sách vở sang một cô gái cũng ăn diện, thường xuyên đi chơi như ai. Một ngày nọ, Tâm đề nghị tôi thuê phòng riêng không ở chung với mấy bạn nữa để có thể chuyên tâm học hành. Lúc đó, tôi vô cùng vui sướng và biết ơn anh ta.
- Có phải giờ đây anh ấy là chồng của chị phải không? Thế thì sao gọi là sai lầm được – Tôi thắc mắc.
- Vâng, Tâm đã từng là người yêu của tôi trong một thời gian. May sao, chính nhờ những đau đớn anh ta gây ra cho tôi mà tôi chợt nhận ra bản chất của Tâm dù rất muộn và phải gánh chịu hậu quả.
- Xin lỗi. Tôi vô tình chạm đến vết đau cũ của chị
- Không sao. Cứ mỗi lần tôi nhớ lại là tôi cảm thấy cần sáng suốt hơn, cẩn trọng hơn trong từng quyết định. Chỉ vài tuần sau khi thuê phòng riêng, Tâm tán tỉnh và chiều chuộng tôi hơn trước. Rồi một hôm, anh ta ôm ghì lấy tôi nói anh ta vô cùng yêu tôi và hãy về sống với anh ta. Người trong cuộc thường mù quáng. Tôi như con thiêu thân dọn về sống chung với anh ta như vợ chồng giống nhiều cặp khác. Tôi luôn nghĩ việc đó không sao vì có rất nhiều người đã từng sống thử vẫn thành vợ chồng như ai. Tôi đã quá ngu xuẩn vì chỉ nhìn từ một phía, thực ra số người sống thử thành vợ chồng là rất hiếm. Các cụ thường nói “ăn cơm trước kẻng” thì sẽ phải ân hận. Tôi bây giờ rất ân hận vì hành động đó nhưng còn một số việc còn khiến tôi đau đớn hơn. Sau khi chung sống một thời gian tôi có mang. Dù rằng tôi là một sinh viên y khoa nhưng không thuyết phục được anh ta sử dụng các biện pháp tránh thai. Lúc ấy, tôi vô cùng xấu hổ và sợ gia đình biết chuyện. Anh ta đưa tôi đi nạo hút ở bệnh viện. Lần thứ nhất... rồi thứ hai... đến lần thứ ba thì bác sĩ cho tôi biết tôi có khả năng bị vô sinh. Đã biết trước là nạo hút có thể gây vô sinh nhưng đôi lúc tôi tự an ủi bản thân rằng anh ta còn thương yêu tôi. Vài hôm sau ngày đó, tôi bắt gặp anh ta đang “ lăn tăn” với một cô gái khác. Tôi đau đớn đến tuyệt vọng, định lấy vài liều thuốc uống cho rồi đời. Nhưng khi nhìn ra bầu trời trong xanh, tôi bỗng cảm thấy phải sống vì gia đình , vì bản thân và những bệnh nhân mai sau tôi sẽ chữa trị. Cũng may khi đám bạn tôi biết chuyện lập tức đến an ủi, từng bước vực dậy tinh thần tôi. Tôi tải qua cú sốc đầu đời đầy nước mắt và để lại một bài học lớn về sự chín chắn .
Chị im lặng nhìn lên những vì sao xa xôi nhất, ánh sáng lờ mờ. Tôi gợi chuyện:
- Tuy vậy, bây giờ chị cũng có một cháu bé kháu khỉnh quá! Phải chăng nhờ sự diệu kì của tạo hóa?
- Tôi nghĩ chỉ một phần thôi. À mà tôi phải kể tiếp chứ nhỉ. Sau khi tôi quyết định không tự tử, tôi chỉ chuyên tâm vào học tập. Tôi ra trường với tấm bằng xuất sắc và vô số bằng khen. Hồi đó, tôi nghĩ với tài năng y thuật của mình, tôi hoàn toàn có thể có mức lương bạc triệu và vị trí cao tại một bệnh viện lớn trong nước. Để đạt được mục đích, tôi tự nhủ trong thời gian thực tập cần phải cố gắng hơn để sự nghiệp thăng tiến tốt. Nhưng một ngày nọ khi tôi đang trực ở bệnh viện, tôi đã gặp một phi công và mọi dự định của tôi đã thay đổi. Viên phi công nhập viện vì những vết bỏng nặng, cơ thể lở loét. Tôi được biết anh ấy đã không quản khói bụi mù mịt do đám cháy rừng, anh đã điều khiển chiếc máy bay dập không biết không biết bao nhiêu cụm lửa. Tuy nhiên vì chiếc máy bay bỗng có sự cố nghiêm trọng và bị rớt. Anh nhanh trí điều khiển chiếc máy bay rớt xuống gần một khu vực đất trống nên mới may mắn sống sót. Tôi tự nhiên cảm thấy ngưỡng mộ anh và chăm sóc anh “hơi kĩ” hơn các bệnh nhân khác. Chắc cậu cũng mắc cười khi có một cô bác sĩ cứ nhìn đắm đuối vào bệnh nhân mà từ đầu đến chân được bao bởi bông băng chỉ hở mỗi đôi mắt. Những lúc nhìn vào đôi mắt anh, tôi cảm thấy ấm áp, dễ chịu biết bao. Tình cảm cứ thế nảy sinh. Mẹ anh mỗi lần thăm con đều khen cô bác sĩ trẻ vừa đẹp, vừa mát tay nên anh mau hồi phục; rồi cứ đùa là có về làm con dâu mẹ không bởi anh đã ba nhăm tuổi mà vẫn chẳng vợ con gì cả. Những lúc đó, tôi chỉ cười. Rồi cũng nụ cười như vậy trong lễ cưới, tôi đã là vợ của anh. Trong đêm tân hôn, tôi cảm thấy vô cùng lo sợ vì giấu giếm anh quá khứ và cả chuyện mình có thể bị vô sinh. Chẳng biết trong đêm ấy có phải khi đứng trước tình yêu của mình tôi trở nên thật thà hơn, hay vì cảm nhận sự việc càng nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục giữ bí mật đáng buồn đó. Mà tôi đã đánh bạo kể với anh tất cả.
- Thế chồng chị phản ứng thế nào? – Tôi nói khá nhỏ, giọng an ủi vì sợ chị buồn.
- Anh ấy ngồi im lặng một lúc. Rồi anh nhìn thẳng vào mắt tôi và nói rằng anh ấy tin: tôi là lựa chọn đúng đắn của đời anh và anh luôn yêu tôi. Anh nói con người ai cũng có sai lầm chỉ quan trọng có biết đứng dậy và tìm lối đi đúng không. Anh kể cho tôi nghe một câu chuyện. Hồi anh mới ra trường, anh rất tự kiêu với thành tích học tập của mình. Anh mau chóng thăng tiến nhờ tài năng. Việc đó càng khiến anh tự tôn hơn. Một lần chỉ vì cãi nhau với chỉ huy về cách cứu một số người kẹt trong rừng mà anh đã chạy ra phi trường lấy chiếc trực thăng bay thẳng vào rừng. Thế nhưng anh không biết đó là chiếc trực thăng chưa nạp nhiên liệu và năng lượng. Chiếc trực thăng buộc phải hạ cánh khẩn ngay giữa rừng nên bị hư hại nặng không có cách gì liên lạc với thế giới bên ngoài. Anh hoảng, lần đầu tiên anh bị lâm vào tình cảnh khốn cùng như vậy. Anh hối hận vì không tuân lệnh chỉ huy. Đợt mắc nạn đó, anh phải chịu muôn vàn khổ ải nào là bệnh kiết lị, táo bón, muỗi, ăn uống kham khổ hết mức… Nhưng có một sự việc làm anh nhớ cả đời. Trong lúc tìm nước uống, anh tìm thấy một cái hang cũ kĩ. Do tính tò mò, anh thận trọng đốt lửa đi vào hang. Trong hang khá lạnh, anh tình cờ phát hiện ở hang này có rất nhiều vật dụng cá nhân, quần áo, giấy tờ, lương thực… Đối với một người lạc trong rừng thì những thứ đó quả là rất quí giá nhưng anh thử tìm hiểu chúng là của ai và vì sao chúng lại nằm ở giữa nơi hoang vắng này. Khi đọc vài trang đầu của cuốn nhật kí nhặt được trong hang, anh biết đó là nơi tập trung đồ dùng của một nhà khoa học đang tìm hiểu về các phương thuốc chiết xuất từ thực vật. Anh tiếp tục ngồi đọc cho đến hết những trang cuối, anh cảm thấy vô cùng thán phục nhà khoa học vì ông đã một mình vào rừng vì quyết tâm tìm ra phương pháp chữa căn bệnh ung thư vốn đã giết chết nhiều người. Ông cho rằng các phương thuốc chiết xuất từ những thực vật mọc ngay trên đất nước mình sẽ là cách chữa trị tốt nhất cho những bệnh nhân sống tại Việt
- Sau khi lấy anh, dù tôi biết mình không thể sinh con theo cách thông thường. Nhưng vì tôi là bác sĩ nên tôi vẫn hy vọng vào một thành công trong nghiên cứu y học về sinh sản. Tôi quyết định cùng đồng nghiệp lao vào nghiên cứu phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và sinh sản có nhiều sự hỗ trợ, can thiệp của kĩ thuật sinh học. Tôi vừa là bệnh nhân thử nghiệm đầu tiên vừa là bác sĩ nghiên cứu. Cậu có cảm thấy tức cưới không chứ?
- Khi chị sinh thì chồng chị vui lắm nhỉ? – Tôi vừa cười vừa nói.
Sắc mặt chị tự nhiên hơi xám lại, cái diễn biến rất nhanh dường như chỉ thoáng qua trên khuôn mặt trái xoan xinh đẹp của chị:
- Tôi vẫn mong như thế nhưng có một số việc không như ý muốn. Đêm hôm tôi sinh cháu cách đầy chừng 5 năm. Mưa, bão dữ dội lắm. Tôi nằm trong bệnh viện vẫn cảm nhận được từng cơn gió gào rít qua cửa sổ. Sau khi sinh xong mấy ngày, tôi nghe các đồng chí cùng là ở tổ cứu hộ với chồng tôi kể lại là: đêm ấy họ nhận được tin một con tàu đưa hành khách từ đảo trở về bị đắm. Họ dùng tàu và trực thăng tức tốc lên đường làm nhiệm vụ. Nhưng vùng biển đó có rất nhiều đá ngầm và nước xoáy mà thời tiết lại xấu, chỉ may ra có máy bay trực thăng là dùng được. Chuyến ấy, anh cùng tổ cứu được hơn trăm người. Tuy nhiên ở chuyến bay cứu những người cuối cùng trong đêm mưa bão, anh và tổ cứu hộ bị rớt máy bay trực thăng do gặp những cơn lốc khủng khiếp nhất lịch sử. Anh bị mất tích cùng một hành khách khác. Kì lạ thay người hành khách đó chính là Tâm. Quả là thế giới này quá nhỏ bé phải không cậu. Khi biết anh mất, tôi khóc cạn cả nước mắt. Kẻ từng gây cho tôi đau khổ lại một lần nữa cướp mất tình yêu của tôi.
Tôi tự nhiên thấy sống mũi cay cay. Cũng là lần gặp nạn của chuyến tàu ấy cách đây 5 năm, tôi đã cảm nhận được những giọng nói trầm từ loa, tiếng hỗn độn của sóng biển, tiếng đập của quạt trực thăng, sự ấm áp của khăn bông… Và tôi biết mình dược cứu… Đứng trước vợ ân nhân của mình, tôi cảm thấy mình quá nhỏ bé vì những suy tính ích kỉ, nhỏ nhen. Chị cũng từng mắc nhiều lỗi lầm nhưng chị vẫn biết vượt qua để sống tốt; chồng chị càng cao cả hơn khi cống hiến đời mình cho những người bị nạn; nhà khoa học là một nhân cách lớn vì đã dành cả tuổi thanh xuân cho bệnh nhân ung thư… Tôi thấy rằng đất nước ta trong thời đại nào cũng có những con người như thế, họ luôn cố gắng sống tốt và cống hiến không mệt mỏi cho xã hội. Bất giác tôi chợt nhớ tới một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp:
- Dạ thưa chị, chị lần này ra đảo sống vì lý do gì?
- Tôi đãng trí quá. Thực ra, tôi có nhiều việc trong chuyến ra đảo lần này. Thứ nhất là, nhà khoa học (năm nọ chồng tôi gặp) đang cần một bác sĩ đặc biệt để hỗ trợ nghiên cứu cách chữa trị cho một bệnh nhân mất trí nhớ. Bệnh nhân đó chính là chồng tôi. Nhà khoa học ấy khi ra đảo công tác đã tình cờ nhận ra anh và nhà khoa học cũng thử nghiên cứu về chứng bệnh mất trí nhớ để giúp anh tìm lại gia đình. Khi anh có nhắc đến tên tôi và nghề nghiệp của tôi. Nhà khoa học đã nhờ đến các ngành chức năng để tìm tôi. Thứ hai là, tôi muốn chăm sóc sức khoẻ cho dân đảo. Tôi đã chán ngồi suốt ngày trong phòng thí nghiệm, tôi cần phải bắt tay vào trong thực tế, dù tôi biết ở phòng thí nghiệm tôi cũng rất có ích. Nhưng cậu cũng biết đấy, số người chịu ra đảo thật ít. Thôi gần sáng rồi, tôi phải đánh thức cháu dậy. Cậu cùng ăn điểm tâm với mẹ con tôi nhé. Khi chúng ta ăn xong chắc tàu cũng vừa tới đảo đấy.
***
Mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển chiếu những tia nắng đầu tiên sưởi ấm không gian biển. Những âm thanh của sóng biển dần bị lấn át bởi tiếng người nói, tiếng động cơ của tàu đánh cá của đảo, tiếng của những con người đang làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn như chị… Tôi nhớ lại câu nói: con người luôn dễ mắc sai lầm chỉ quan trọng là con người biết đứng dậy và tìm con đường đúng để đi. Tôi hít căng không khí trong lành vào lồng ngực, cảm thấy rất khỏe khoắn. Một ngày mới trên đảo sắp bắt đầu...”
Đoàn Mạnh
1 comments:
i love BTSVO!
Post a Comment