Giao thông là một trong những khía cạnh phản ánh bộ mặt văn minh của một quốc gia. Bên cạnh hệ thống giao thông thuận lợi thì phương tiện công cộng đầy đủ cũng là một phần quan trọng không kém. Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, điều đó càng trở nên thiết thực .
Ông Lê Hải Phong, Phó Giám đốc trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng TPHCM, khẳng định: TPHCM hiện có hơn 3.200 xe buýt, đáp ứng được khoảng 1,2 triệu lượt hành khách/ngày. Để có được một kết quả khả quan và một bộ mặt sáng sủa như thế, TP HCM đã tuyên truyền, vận động mọi người và đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để trợ giá cho xe buýt. Mọi người đều rất quan tâm và ủng hộ chương trình này.
Giá nhiên liệu tăng, mọi người chuyển sang đi xe buýt nhiều hơn, vì giá vé rẻ. Đây là cơ hội để thu hút mọi người sử dụng phương tiện công cộng. Theo Sở GTVT, tỷ lệ người sử dụng xe buýt tăng sẽ góp phần hạn chế tình trạng kẹt xe vốn ngày càng nan giải tại thành phố. Sắp tới, thành phố sẽ tiếp tục vận động người dân, trước mắt là đội ngũ học sinh- sinh viên, công nhân viên chức đi xe buýt.
Bạn Phương Trang là sinh viên năm 2 trường ĐH Kinh tế TP HCM, nhà ở Biên Hoà- Đồng Nai. Mỗi ngày đến trường, tính cả lượt đi và về thì Trang chỉ mất 10 nghìn đồng nếu đi bằng vé thường và mất 7 nghìn đồng nếu đi bằng vé tháng; còn nếu đi bằng xe máy thì với quãng đường dài 50 km thì Trang phải mất 40 nghìn đồng. Theo bạn, nếu đi bằng xe buýt thì có thể tiết kiệm được một khoảng đáng kể để bù đắp vào phần học phí, tài liệu tham khảo, sách vở, dụng cụ học tập … và cũng giảm thiểu chi phí cho gia đình.
Bạn Phương Trang là sinh viên năm 2 trường ĐH Kinh tế TP HCM, nhà ở Biên Hoà- Đồng Nai. Mỗi ngày đến trường, tính cả lượt đi và về thì Trang chỉ mất 10 nghìn đồng nếu đi bằng vé thường và mất 7 nghìn đồng nếu đi bằng vé tháng; còn nếu đi bằng xe máy thì với quãng đường dài 50 km thì Trang phải mất 40 nghìn đồng. Theo bạn, nếu đi bằng xe buýt thì có thể tiết kiệm được một khoảng đáng kể để bù đắp vào phần học phí, tài liệu tham khảo, sách vở, dụng cụ học tập … và cũng giảm thiểu chi phí cho gia đình.
Phần lớn các học sinh – sinh viên ở nhà xa, mỗi lần đi học hay đi đến những nơi khác có tuyến xe buýt đi qua thì giải pháp tối ưu mà các bạn chọn là : đi xe buýt !
Ông Phạm Đình Đức- Giám đốc TTQL-ĐHCTCC TP.HCM cho biết : Hiện nay, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho sinh viên học sinh trong việc sử dụng vé tháng, vé quý để đi trên các tuyến xe buýt thể nghiệm với giá vé chỉ bằng 2/3 giá vé của hành khách bình thường. Hành khách sử dụng vé tháng là những người thường xuyên dùng xe buýt làm phương tiện đi lại, góp phần phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vì vậy chúng tôi ủng hộ chủ trương vé tháng.
Không có xe buýt thì việc gì sẽ xảy ra ? Lưu lượng xe đi lại trên đường càng đông hơn, các con đường sẽ quá tải và lẽ thường tình, kẹt xe và tai nạn giao thông sẽ tăng lên đáng kể, nhất là vào những giờ cao điểm. Vì thế, xe buýt trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay !
Nhưng, một số tài xế và tiếp viên xe buýt lại không nghĩ như vậy. Nhiều hành khách, nhất là đối với học sinh – sinh viên sử dụng thẻ và vé tháng đang rất nản lòng về những cá nhân ấy. Những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, phân biệt đối xử, đuổi hành khách xuống xe … vẫn cứ diễn ra. Tất cả làm cho nét văn minh của một đô thị mới mà chúng ta đang hướng đến bị một vết nhơ, giống như ta vô tình làm rơi một giọt mực màu đen xuống một tờ giấy trắng !
Vé tháng có sự “khác biệt” với vé thường ?
Bạn Diệu Hiền- sinh viên năm 2 trường ĐH Kinh tế TP.HCM- cho biết : nhiều sinh viên ở xa trường nên thường đi xe buýt bằng vé tháng. Nhưng rất là khó khăn mới “leo” lên được chiếc xe, bởi họ còn phải phụ thuộc vào sự “vui buồn” của các bác tài xế và những cô tiếp viên. Theo lời kể của Hiền, bữa nọ có một bạn gái, sau khi lên xe thì xuất trình thẻ tháng, không hiểu sao tài xế chạy được một quãng thì dừng lại, thẳng thừng “mời xuống xe” để lấy chổ chở người khác. “ Còn nhiều trường hợp ghê hơn nữa kìa, không phải chỉ nhẹ nhàng như vậy đâu !”- Hiền bảo.
Một sinh viên khác cũng đã bị một phen hú vía. Bạn đón xe buýt tuyến Chợ Lớn- Bình Trị Đông. Khi xuất trình vé tập thì thấy cô tiếp viên xe này cười một cách khinh miệt rồi bóp mạnh tờ vé như để “dằn mặt”.
Không riêng gì họ, đến bản thân tôi cũng đã từng thấy được cách làm việc rất “chuyên nghiệp” của một tiếp viên và tôi tưởng chừng như cô ấy đang … rao bán giữa chợ trời .
Vào đầu tháng 8/2008, tôi đón xe buýt chạy tuyến Bến Thành- Bến xe Miền Tây. Khi bước lên xe tôi đã nghe thấy tiếng cãi nhau của cô tiếp viên và một nữ hành khách. Xe lúc đó cũng rất vắng người, có lẽ vì người ta không chịu nổi cái cảnh ấy. Người qua, kẻ lại, không ai chịu nhường nhịn ai câu nào. Tôi lặng lẽ ngồi vào một băng ghế phía sau, nhưng lâu quá tôi vẫn không thấy cô ta đến để thu vé, bởi có lẽ cô đang “nói chuyện” với hành khách kia. Tôi thấy hơi lo, rồi từ từ đứng dậy và đi đến chỗ cô tiếp viên ngồi. “Cô ơi ! Con trả tiền vé !”. Thật sự tôi không dám nhìn thẳng vào mặt cô ta nhưng tôi có cảm giác cô ta đang nhìn mình bằng một khuôn mặt dữ tợn cùng một đôi mắt … rợn người. Dù có vé tháng nhưng tôi vẫn không có đủ “can đảm” để đưa tận tay người phụ nữ ấy , tôi sợ sẽ “ rước hoạ vào thân” một cách vô cớ, bởi khả năng “nói” của tôi so với cô ấy thật sự còn kém xa!
Bỏ rơi … vé tháng !Ở những con đường vắng, hành khách thường xuyên đi xe buýt bằng vé tháng dễ bị nhận ra và … bị bỏ rơi. Đó là việc diễn ra thường xuyên, và đó là cách “đối phó” của các bác tài xế xe buýt đối với những người thường xuyên sử dụng vé tháng .
Chị Thuỷ đón xe buýt chạy tuyến Củ Chi- Chợ Lớn và đã bị tiếp viên “điểm mặt” : nhìn cho kỹ để mai mốt đi luôn, không đón nữa …Và lí do: đi bằng vé tháng ! Một cậu học sinh tâm sự : em thường xuyên bị phạt đứng ngoài lớp vì tội đi trễ, mà thầy cô cũng không cho phép nêu bất cứ lý do nào cả, cứ đi trễ là phạt đứng ngoài hành lang, không cho vào học. Thực ra thì từ sáng sớm em đã đứng đón xe buýt bởi em biết nhà xa trường nên phải tranh thủ. Nhưng ngặt một nỗi, các bác tài xế biết em đi bằng vé tháng nên ngó lơ, không thèm rước. Có hôm , em phải đi bộ đến một quãng thật xa, đội chiếc nón lớn, mang khẩu trang để khó bị “ phát hiện”, nhưng một vài lần thì họ cũng biết, và rồi họ … cứ bỏ .
Bạn Nguyễn Thị Xuân- sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng là một trong số đó. Nhà ở tận Thủ Đức, mỗi lần đón xe buýt đi tới trường là mỗi lần phải chờ …dài cả cổ. Bạn bảo rằng : xe buýt đi chổ nào đông, chổ nào vắng là biết hết hà, chổ nào đông sinh viên thì họ ngó lơ, chạy qua luôn, không thèm rước vì họ biết rằng hầu hết là sử dụng thẻ hoặc vé tháng, mà lại đi tuyến đường dài, nên … chạy qua luôn. Có hôm chờ gần hai tiếng đồng hồ mới có một chiếc xe chịu rước.
“ Vé tháng không còn sử dụng nữa ! Trả tiền đi …”, “Lũ chúng mày đi thẻ tháng, tao không cho xuống đúng trạm”, “Tôi nói gì mà không có đạo đức hả ?”, “Nhìn mặt này cho kỹ, nhớ mà không đón nữa nghe !” … Đó là những câu nói thường xuyên mà những người đi xe buýt bằng thẻ tháng, vé tháng thường hay gặp phải. Điều đó phản ánh sự thiếu văn hóa, đạo đức của một số ít các cá nhân, mà trên thực tế họ là những người lẽ ra phải được tôn trọng, kính nể, chính bản thân họ đã tự làm mất đi tư cách và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình.
Chủ nhiệm của một hợp tác xã xe buýt cũng bảo rằng : “ Tình trạng xe bỏ trạm còn nhiều. Không ít lái xe, tiếp viên có thái độ phân biệt với khách sử dụng vé tháng, vé tập, khách thuộc diện miễn vé. Nhiều xe sử dụng còi hơi … Chất lượng phục vụ chưa đạt là một trong những nguyên nhân hạn chế người dân đi xe buýt, sản lượng khách tăng chậm lại, doanh thu bán vé thấp, trợ giá ngày càng nhiều.”
Chị Thuỷ đón xe buýt chạy tuyến Củ Chi- Chợ Lớn và đã bị tiếp viên “điểm mặt” : nhìn cho kỹ để mai mốt đi luôn, không đón nữa …Và lí do: đi bằng vé tháng ! Một cậu học sinh tâm sự : em thường xuyên bị phạt đứng ngoài lớp vì tội đi trễ, mà thầy cô cũng không cho phép nêu bất cứ lý do nào cả, cứ đi trễ là phạt đứng ngoài hành lang, không cho vào học. Thực ra thì từ sáng sớm em đã đứng đón xe buýt bởi em biết nhà xa trường nên phải tranh thủ. Nhưng ngặt một nỗi, các bác tài xế biết em đi bằng vé tháng nên ngó lơ, không thèm rước. Có hôm , em phải đi bộ đến một quãng thật xa, đội chiếc nón lớn, mang khẩu trang để khó bị “ phát hiện”, nhưng một vài lần thì họ cũng biết, và rồi họ … cứ bỏ .
Bạn Nguyễn Thị Xuân- sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng là một trong số đó. Nhà ở tận Thủ Đức, mỗi lần đón xe buýt đi tới trường là mỗi lần phải chờ …dài cả cổ. Bạn bảo rằng : xe buýt đi chổ nào đông, chổ nào vắng là biết hết hà, chổ nào đông sinh viên thì họ ngó lơ, chạy qua luôn, không thèm rước vì họ biết rằng hầu hết là sử dụng thẻ hoặc vé tháng, mà lại đi tuyến đường dài, nên … chạy qua luôn. Có hôm chờ gần hai tiếng đồng hồ mới có một chiếc xe chịu rước.
“ Vé tháng không còn sử dụng nữa ! Trả tiền đi …”, “Lũ chúng mày đi thẻ tháng, tao không cho xuống đúng trạm”, “Tôi nói gì mà không có đạo đức hả ?”, “Nhìn mặt này cho kỹ, nhớ mà không đón nữa nghe !” … Đó là những câu nói thường xuyên mà những người đi xe buýt bằng thẻ tháng, vé tháng thường hay gặp phải. Điều đó phản ánh sự thiếu văn hóa, đạo đức của một số ít các cá nhân, mà trên thực tế họ là những người lẽ ra phải được tôn trọng, kính nể, chính bản thân họ đã tự làm mất đi tư cách và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình.
Chủ nhiệm của một hợp tác xã xe buýt cũng bảo rằng : “ Tình trạng xe bỏ trạm còn nhiều. Không ít lái xe, tiếp viên có thái độ phân biệt với khách sử dụng vé tháng, vé tập, khách thuộc diện miễn vé. Nhiều xe sử dụng còi hơi … Chất lượng phục vụ chưa đạt là một trong những nguyên nhân hạn chế người dân đi xe buýt, sản lượng khách tăng chậm lại, doanh thu bán vé thấp, trợ giá ngày càng nhiều.”
“Số phận” của những người đi xe buýt bằng vé tháng đang là một thực tế đầy bức xúc. Thực tế này sẽ tiếp tục diễn ra theo dòng luân chuyển của nó, để rồi mạng lưới giao thông sẽ đi vào bế tắt, hay thực tế này sẽ được cải thiện để đưa nó lên một tầm cao mới, phát triển hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn; điều đó vẫn còn tuỳ thuộc vào cách giải quyết, xử lý của các cơ quan chức năng hay nói khác đi, nó tuỳ thuộc vào ý thức của mỗi con người đang sống trong xã hội này .
Ông Phạm Đình Đức cho biết : để chấn chỉnh tình trạng này, Trung tâm đã tổ chức cho các tài xế, tiếp viên xe buýt đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường trung học Giao thông công chính; hằng tháng tổ chức họp với các doanh nghiệp vận tải (DNVT) để phổ biến các quy định của ngành cũng như nhắc nhở, chấn chỉnh các hành vi vi phạm... ;thiết lập đường dây nóng 8.214.444 để ghi nhận những bức xúc của hành khách; tài xế, tiếp viên vi phạm sẽ bị phạt tiền, sa thải .
Theo lời ông Lê Hải Phong, Phó giám đốc TTQL-ĐHCTCC TP.HCM thì Ttrung tâm đã ra "tối hậu thư" yêu cầu tất cả nhân viên, lái xe tuyệt đối không có thái độ phân biệt, đối xử với khách, vi phạm sẽ bị xử phạt nặng. Hằng ngày tại các đầu bến, trung tâm tiến hành kiểm tra việc sử dụng còi hơi trên xe.
Để thu hút khách, vài doanh nghiệp gần đây bắt đầu chú trọng chất lượng phục vụ trên xe buýt. Mong rằng, với sự đầu tư mạnh mẽ như thế thì hệ thống giao thông sắp tới sẽ còn phát triển hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, và nhất là, trong cái nhìn của mọi người, dù chỉ là một điều nhỏ bé, nhưng họ cảm thấy thật sự yêu nơi này, nơi thành phố mang tên Bác - thành phố Hồ Chí Minh !
Ông Phạm Đình Đức cho biết : để chấn chỉnh tình trạng này, Trung tâm đã tổ chức cho các tài xế, tiếp viên xe buýt đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường trung học Giao thông công chính; hằng tháng tổ chức họp với các doanh nghiệp vận tải (DNVT) để phổ biến các quy định của ngành cũng như nhắc nhở, chấn chỉnh các hành vi vi phạm... ;thiết lập đường dây nóng 8.214.444 để ghi nhận những bức xúc của hành khách; tài xế, tiếp viên vi phạm sẽ bị phạt tiền, sa thải .
Theo lời ông Lê Hải Phong, Phó giám đốc TTQL-ĐHCTCC TP.HCM thì Ttrung tâm đã ra "tối hậu thư" yêu cầu tất cả nhân viên, lái xe tuyệt đối không có thái độ phân biệt, đối xử với khách, vi phạm sẽ bị xử phạt nặng. Hằng ngày tại các đầu bến, trung tâm tiến hành kiểm tra việc sử dụng còi hơi trên xe.
Để thu hút khách, vài doanh nghiệp gần đây bắt đầu chú trọng chất lượng phục vụ trên xe buýt. Mong rằng, với sự đầu tư mạnh mẽ như thế thì hệ thống giao thông sắp tới sẽ còn phát triển hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, và nhất là, trong cái nhìn của mọi người, dù chỉ là một điều nhỏ bé, nhưng họ cảm thấy thật sự yêu nơi này, nơi thành phố mang tên Bác - thành phố Hồ Chí Minh !
Văn Hậu – STSV
7 comments:
Hiện nay, thành phố cũng đang rất quan tâm đến những vấn đề này, cải thiện hình ảnh của xe bus. Vì vậy, mình thấy bây giờ đã đỡ hơn rùi đó. Nhưng mà các bác tài xế vẫn còn chạy ẩu lắm!
bài này chất lượng thật...chỉ ngặt 1 điều...em đang có ý định dùng vé tháng vì nhà em xa lắm, tính là đi xe bus....đọc bài này xong sao em thấy nản quá...chẳng lẽ cứ đi vé thường mãi sao???..."vẫn là một câu hỏi khó, mà câu trả lời … vẫn còn … ở phía trước !"
bài viết chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của việc dùng xe buýt làm phương tiện đi lại, chứ không phải nói toàn bộ các nhân viên, tài xế xe buýt đều như thế, đa số các nhân viên đều có thái độ cởi mở, phục vụ tận tình, bạn MNWR không nên vì vậy mà ảnh hưởng đến quyết định dùng vé tháng, xin trích dẫn câu nói trong bài :"Ông Phạm Đình Đức :...chúng tôi ủng hộ chủ trương vé tháng." nhớ nhé!
em nói vậy chứ...tiền đâu mà đi vé thường >>> đi vé tháng là 1 biện pháp tốt nhất đối với em lúc này
mình thì nghĩ ko đến nỗi như vậy, nhưng họ mún phàn nàn ji` thì mình cũng ko quan tâm, dám đuổi ko, nếu có thái độ ko tốt mình ss ghi số xe, tên nhân viên và gọi điện về phàn nàn cty ngay, xem sợ ko nào
thật sự cũng có nhiều trường hợp đã phản ánh về trung tâm, và kết quả là những cá nhân nào vi phạm sẽ bị phạt tiền, hoặc nặng hơn là buộc thôi việc, không cho phục vụ trong xe buýt nữa, cứ nghĩ là mình không dám, nhưng cứ đối xử bất lịch sự, không có quy cách của một người phục vụ thì ... "rước hoạ vào thân " khịt khịt ...lo mà cuốn gối đi cho lẹ !!!
em cũng là sinh viên, vẫn đang dùng vé tháng, hành vi của một số các tài xế, tiếp viên nêu trên ở một vài tuyến không phải là tất cả đều vậy, hên xui thôi!!!
Post a Comment