RSS
email

Graffiti - trào lưu vẽ tranh đường phố

Trong những năm gần đây, trào lưu vẽ tranh đường phố hay còn gọi là Graffiti đã trở nên khá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là những bạn trẻ yêu thích “dòng nhạc đường phố” - hiphop. Chúng ta đã không còn mấy xa lạ với hình ảnh những bạn trẻ nhảy hiphop với nền là những bức tranh tường được tô vẻ khá lạ mắt bằng nghệ thuật vẽ tranh mới mẻ này. Vậy xuất xứ và ý nghĩa của Graffiti là gì?

Theo tiếng Ý, Graffiti có nghĩa là “ vẽ chữ” với những kiểu chữ riêng, dùng màu sắc và các hiệu ứng làm nổi khác nhau để tô bóng chữ. Về nguồn gốc , có thể nói Graffiti là môn nghệ thuật khá lâu đời , nó xuất hiện từ thuở sơ khai, khi con người mới biết vẽ lại những kí hiệu của mình lên các hang đá. Đến nay, người ta đã tìm thấy rất nhiều những hình vẽ theo “phong cách Graffiti” trong các hang động cổ xưa, trên gạch lát cầm thạch cổ và trên cả những ngôi nhà được khai quật ở vùng Eturien nước Ý. Như vậy, có thể nói Graffiti đã ra đời và tồn tại trong suốt thời kỳ văn minh cổ đại như ở Hy Lạp cổ đại và Đế chế La Mã nhưng mãi đến thập  kỉ 60, 70 của thế kỉ 20 nó mới thực sự trở thành một môn nghệ thuật đặc sắc. 
Có thể nói cái nôi phát triển của môn nghệ thuật này là thành phố Newyork nước Mỹ, kể từ khi xuất hiện màu sơn nước. Ban đầu chỉ là vài bức vẽ đơn lẻ của các thanh niên trẻ ở trạm tàu điện ngầm, trạm điện thoại công cộng hay bưu điện: họ dùng sơn nước để vẽ tên hay nick name của mình lên những nơi ấy. Dần dần phong trào được nhân rộng ra khắp nơi, những cái tên xuất hiện ở nơi nào đó cũng đồng nghĩa với việc chủ nhân của nó được biết đến nhiều ở địa phương ấy, và Graffiti vô tình trở thành cách thức để những người trẻ cạnh tranh nhau trong việc thể hiện dấu ấn riêng của mình. Các phong cách của Graffiti cũng dần được hình thành từ đấy. Đầu tiên phải kể đến 1 nhân vật có tên hiệu là TAKI 183. Ông được biết đến như là người khởi xướng nghệ thuật Graffiti với phong cách TAG. TAG STYLE ra đời như 1 phong cách tiên phong tuy chỉ đơn giản là nhưng chữ ký loằng ngoằng - với chức năng là truyền bá tên tuổi, địa chỉ, … của tác giả. Những tên tuổi khác nổi bật trong thời gian này phải kể đến là JOE 136, BARBARA 62, EEL 159…
Theo thời gian ,cùng với sự ra đời của các loại màu vẽ và bình xịt khác nhau thì nghệ thuật vẽ tranh đường phố ngày càng được phát triển mạnh với các phong cách dần được định hình: 
THROW-UP STYLE: Được “phát minh’’ với các đường viền thêm vào các chữ cái .Với nghĩa “throw-up’’- rời bỏ ý nghĩ (chỉ là chữ ký) lúc này đã có cả phần thân chữ, tăng thêm bề mặt sơn và kích cỡ của đầu xịt cũng bắt đầu phải tính đến sao cho phù hợp với chữ vẽ. Thêm vào nữa là đề tài ‘’bomb war’’ có vẻ là đề tài chính cho kiểu vẽ này. Qúa trình vẽ ‘’throw-up’’ thường rất nhanh chóng, chỉ vài ba phút vì bề mặt sơn nếu không được xử lý nhanh và khéo sẽ chảy xuống thành nhỏ giọt và có thể làm hỏng toàn bộ bức tranh. Ngoài ra, những chữ cái được viết theo phong cách này thường giống như đám mây hình tròn nên  người ta còn gọi phong cách  này là ‘’bubble style’’ .
BLOCKBUSTER STYLE: Là bước phát triển tiếp theo, kết nối lịch sử Graffiti với hình dạng của chữ. Với tính chất rõ ràng, dễ đọc được, phong cách này được tạo nên bởi nhiều hình đều nhau có góc vuông sắc cạnh, không rườm rà. Phong cách này đưa ra nhiều kiểu vẽ khác lạ vì kiểu chữ có thể xô nghiêng. Thường thì chúng ta hay thấy kiểu blockbuster này trên các toa điện ngầm, trong các ngõ ngóc nghách của nhà ga tàu hoả …
SIMPLE STYLE( hay còn gọi là FREE STYLE): Phong cách đơn giản này dành cho những người yêu thích các dạng hình học cơ bản như: tròn, vuông, tam giác…với các chữ tách rời nhau về khoảng cách nhưng lại có nét thống nhất với nhau. Nét mới trong FREE STYLE là sự có mặt của các yếu tố khác (một số hoa văn trang trí) - thực tế là những phần nối tiếp của đuôi chữ, thân chữ là những hoa văn đậm rồi mờ dần trong những lỗ thủng hoa văn… FREE STYLE tạo cơ hội cho người vẽ sáng tạo thêm nhiều hình dáng trang trí hơn – dùng để làm dấu hiệu cho cả một nhóm hoặc trưòng hợp câu dài quá mà vẫn muốn đạt được sự phong phú về màu sắc.
3D STYLE: Là thứ ngôn ngữ khác biệt nhất có thể gặp ở Graffiti : không còn là đường viền ngoài chữ , lúc này sự phân chia không gian đã xuất hiện. Các chữ được mô tả như những khối, được vẽ rất kỹ lưỡng trông như khối thật trên tường. Việc 3D STYLE ra đời và sự phát triển của nó g ây ra nhiều sự bàn cãi, người thì bảo nó là một phần của văn hoá Graffiti, người thì bảo nó là công việc của một hoạ sỹ mỹ thuật hơn là của một họa sĩ vẽ tranh đường phố thực thụ. Loại hình 3D này được phát triển những năm 90 ở châu Âu, ngoài vẽ lên tường người ta còn vẽ trên các chất liệu khác như vải vẽ, gỗ,…
WILD STYLE - Đặc điểm của WILD STYLE là các hình có tính dynamic - cơ học (có hướng chuyển động) có mặt trong semi (bánh răng cưa, đinh ốc, vòng xick, link kiện robot…) hoà trộn với các phong cách nói trên đã gây sự chú ý lớn: từ phía chính phủ, từ phía các hoạ sỹ và đặc biệt là từ dân hiphop (sát nhập hiphop culture). Chữ cái của wild style rất phức tạp khiến cho cả những người vẽ nhiều khi khó có thể kiểm soát được phần việc mình làm dẫn tới chỗ làm cho người xem khá khó khăn trong cảm nhận vì sự náo loạn và rực rỡ thái quá.
ART STYLE - Dạng cuối cùng, được coi là đỉnh cao của Nghệ thuật Graffiti. Không còn là những chữ cái thông thường hay các hoa văn trang trí phức tap như WILD STYLE, các bức tranh Grafiti vẽ theo ART STYLE là một tác phẩm nghệ thuật thật sự, được vẽ trên tường bằng sơn xịt. Khi nhìn các tác phẩm Graffiti được vẽ theo phong cách Art Style bạn khó có thể hình dung được rằng người ta dùng sơn xịt để vẽ nó.. (NGUỒN TỪ VIETHIPHOP.COM)
Có thể khẳng định, Graffiti là một môn nghệ thuật hiện đại và trên thế giới đã có rất nhiều phòng tranh triễn lãm về Graffiti ra đời. Ngoài mục đích nghệ thuật nó còn được dùng để truyền bá các thông điệp chính trị , xã hội và quảng cáo.Tuy nhiên, các bức tranh ở dạng Graffiti thường bị coi là một sự phá hoại công trình, và người vẽ có thể bị phạt nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu công trình đó. Vào những năm 60, khi nghệ thuật Graffiti mới bắt đầu phát triển thì đã có lúc thành phố Newyork  phải thành lâp 1 công ty chuyên phòng chống và xóa bỏ những bức vẽ Graffiti ở nơi công cộng. Có thể nói bản thân môn nghệ thuật này không xấu nhưng những người vẽ Graffiti không đúng chỗ đã vô tình tạo phản cảm cho môn nghệ thuật này. Do chất liệu của loại hình hội họa này là các bức tường nên khó tránh khỏi việc những người vẽ Graffiti phải chọn vẽ những nơi công cộng và vẽ vào buổi tối để không bị ai phát hiện. Ngày nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhất là ở các con đường như Tú Xương, Cao Thắng hay những công trình xây dựng…ta không khó để bắt gặp những bức tranh Graffiti vẽ “khá tự nhiên”. Để khắc phục tình trạng này, những người yêu thích môn nghệ thuật đường phố đã tạo ra những trang web về Graffiti như:
Ở nhựng trang web này bạn có thể thỏa sức vẽ Graffiti như ý muốn, rồi gửi lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng tác phẩm của mình (với điều kiện là tác phẩm của bạn phải đạt yêu cầu của những người quản lý wedsite) , nhưng tất cả được tạo lên từ chuột máy tính của bạn chứ không phải từ bất kì bình màu xịt và bức tường nào . Tuy nhiên, ở một bức tường “được cho phép” và thật sự cần sự có mặt của Graffiti thì môn nghệ thuật này  không có gì có thể thay thế được . Vậy tại sao chúng ta không một lần thử lửa đam mê của mình với Graffiti theo cách của một người trẻ thời đại @, những người có trách nhiệm với cảnh quan sống của mọi người và của chính mình? Làm được như vậy, Graffti mới thật sự trở thành 1 nét văn hóa đẹp đáng được duy trì và phát triển , cũng là ý nghĩa thực sự của môn nghệ thuật độc đáo này. 
      Ngô Vũ Nhã Thy

Bookmark and Share

2 comments:

Anonymous said...

mot bai viet day y nghia

Anonymous said...

hok coa gj` i' nghia~ het
:))

Post a Comment